Công dụng Cây Bạc Hà
Cây bạc hà có nhiều công dụng đối với sức khỏe, làm thuốc chữa bệnh như làm thuốc trị cảm cúm, nhứt đầu, đau bụng, khó tiêu,viêm họng, đau mắt đỏ, dị ứng, mề đay…Tinh dầu bạc hà dùng làm thuốc sát khuẩn, xoa bóp, giảm đau nhứt. Cây bạc hà còn dùng để làm đẹp, làm mỹ phẩm, nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, ngoài ra nó còn được trồng như một loài cây cảnh trang trí mà còn có công dụng đuổi muỗi.
Đặc điểm cơ bản Cây Bạc Hà
Bạc hà là loài cây thân thảo đứng sống lâu năm, cây có lông và có mùi thơm dễ chịu, có thân ngầm mang rễ mọc lan dưới đất, màu xanh xám hoặc nâu tím, đôi khi phân nhánh.
Lá bạc hà thuộc loại lá mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía răng nhọn đều khoảng 2/3 về phía trên, dài 3-6cm, rộng 1,5-3 cm.
Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, quả bế hình trứng màu nâu. Cây ra hoa hàng năm, mùa hoa quả tháng 6-9.
Cây bạc hà còn có thể dùng trưng bày trong nhà, vừa làm cảnh, làm gia vị, vừa đem lại hương thơm mát dễ chịu, vừa có công dụng đuổi muỗi rất hiệu quả.
Chi Bạc hà có rất nhiều loài, rất khó phân biệt, một số loài phổ biến thường xuất hiện ở nước ta là Bạc hà Âu, peppermint, chocolatemint, Bạc hà chanh, Bạc hà Mèo, Bạc hà Nhật, Bạc hà Nga,…
Đặc điểm sinh thái Cây Bạc Hà
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Bạc Hà
Khi trồng cây cần chú ý các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ cao, gió mạnh, cây bị úng hoặc khô hạn sẽ làm giảm hàm lượng tinh dầu của cây. Vậy nên bạn cần có chế độ trồng và chăm sóc thích hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt.
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ từ 18-27oC; là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, mọc hoang dại gần bờ suối hay thung lũng. Cây phát triển tốt nơi đất nhiều mùn, tơi xốp, đất phù sa, đất thịt,…Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Cây tự tái sinh bằng cách mọc chồi, đẻ nhánh bò lan trên mặt đất.