Công dụng Cây Vạn Tuế
Cây Vạn Tuế được sử dụng nhiều để tạo cảnh quan cho các công trình công cộng như công viên, khu tưởng niệm, quảng trường, các khu dân cư,… hay sử dụng làm cây cảnh trong sân vườn, tạo tiểu cảnh nội – ngoại thất, sử dụng làm cây cảnh trang trí nội thất…
Đặc điểm cơ bản Cây Vạn Tuế
Vạn tuế có thân hình trụ; có chiều cao trưởng thành từ 2 – 3m hoặc cao hơn, ít chia nhánh. Lá mọc thành vòng, dày đặc ở đỉnh thân và có hình lông chim, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng.
Nón đực hẹp dài 25 – 28cm, rộng 4cm. Nón cái dạng phiến dài tới 20cm, có lông màu hung vàng dày, phần không sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong, nhọn. Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam.
Cây vạn tuế ưa thích nơi có ánh nắng khô nóng và thoáng gió, không chịu rét. Thích hợp với đất pha cát hơi chua, tơi xốp và màu mỡ. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 30 oC.
Đặc điểm sinh thái Cây Vạn Tuế
Vạn tuế là loại cây có hoa đơn tính khác gốc mọc ở ngọn thân. Những bông hoa đực thường hẹp và dài hơn hoa cái nhìn giống như những trái ngô lớn. Hoa cái thường lớn hơn có phủ lông màu trắng hơi vàng nhìn giống như hình bán cầu.
Nhiều người nói loại cây này không có quả nhưng thực chất là có. Qủa của chung có hình dáng như những trái cau màu da bò. Bên trong là những hạt hình trái doan dẹt có màu cam khá lạ.
Với hình dáng uy nghi và trang trọng nên loại cây này được ưu ái đặt tại những vị trí trung tâm và trang nghiêm như lăng bác, các sở ban thành phố và những khu công trình tưởng niệm, khu di tích văn hóa.
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Vạn Tuế
Vạn Tuế ưa thích khí hậu nhiệt đới khô nóng, có ánh nắng, thoáng gió, cây không chịu được lạnh. Cách chăm sóc cây tương đối đơn giản, tưới nước mỗi ngày cho cây đồng thời phun thuốc xịt rầy, rệp sáp mỗi tháng 1 lần để phòng chống bệnh hại.
Vạn Tuế có tốc độ sinh trưởng chậm nên cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây luôn khỏe và duy trì tốc độ phát triển. Vạn Tuế là loài được nhân giống từ hạt hoặc tách cây con.