Công dụng Cây bạch trạng
Cây bạch trạng là một trong những cây ưa nắng, chịu hạn và thích hợp trồng rộng rãi trên các tỉnh – lãnh thổ nước ta. Cây bạch trạng thường được sử dụng trồng trong công trình cây xanh đô thị – đường phố nhằm tạo đường viền, hàng rào hoặc tạo nền.
Đặc điểm cơ bản Cây bạch trạng
Cây bạch trạng hay còn gọi là cây lá trắng. Chúng tôi đã có những miêu tả cụ thể về cây tại đây – quý khách có thể tham khảo thêm.
Có thể bạn đã nhìn thấy đâu đó hình ảnh cây bạch trạng này. Tuy nhiên, bạn chưa biết tên nó. Cây bạch trạng là cây thường được sử dụng trong công trình cảnh quan đô thị. Lá cây có màu xanh đặc biệt: màu xanh vàng- xanh nõn không xanh thẳm như những loại cây lá khác. Chính vì lý do đó, được sử dụng trồng viền, trồng bồn khá phổ biến
Đặc điểm sinh thái Cây bạch trạng
Hoặc có thể được trồng làm nền cho tiểu cảnh đá cảnh dựng thành cụm trong sân vườn nhà; màu xanh non sẽ giúp hài hòa với màu đá hơn.
Cây ít sâu bệnh và càng đẹp hơn khi trồng ngoài nắng. Cây tô điểm cho những bồn hoa trong nắng
Trên nền thảm cỏ xanh hoặc trong khuôn viên tiểu cảnh sân vườn, cây thường được trồng thành khóm thật xinh tươi
Cây lá trắng nếu không giới hạn về chiều cao bằng cách cắt tỉa và được phát triển tốt có thể thành cây lớn, cao từ 7-8 mét.
Khi trồng tạo viền hoặc trồng làm nền, cây bạch trạng thường được trồng phối hợp với cây hồng lộc, cây hoa chiều tím, cây lẻ bạn, cây trang thái…
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây bạch trạng
Cây bạch trạng thường được nhân giống bằng cách giâm cành như sau: Chọn một cành to khỏe, sử dụng kéo sắc cắt bỏ chồi phía trên của cành. Chọn những chồi khỏe, trưởng thành mà không quá già. Cắt cành từ 15-30cm, cắt một góc 30 độ.
Ngắt bỏ hết 2/3 lá ở phần thân dưới cùng, đặc biệt là hai cặp lá cuối cùng. Ngắt bỏ cả những nụ hoa phía trên vì chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng mà cây cần trong thời gian phát triển rễ mới.Đặt hom trong hỗn hợp nước và phân bón lỏng trong vòng từ 3-4 giờ.
Nếu có thể, đặt hom dưới ánh đèn huỳnh quang. Cuối cùng, nhúng hom vào bột kích rễ trước khi trồng vào đất.rồng hom sâu khoảng 2.5-5cm vào cát, đất. Tránh để hom ra ngoài khu vực có nắng mặt trời trực tiếp vì lúc này cành cây rất nhạy cảm. Khi sử dụng nước làm môi trường trồng cây cần pha thêm hỗn hợp phân bón rất loãng.
Nếu trồng trong đất, chú ý luôn giữ đất đạt được độ ẩm mềm và chất dinh dưỡng cần thiết.Che chắn các cành giâm với túi nhựa để có thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết cắt. Mỗi ngày, có thể dỡ lưới nhựa để cây trao đổi không khí khoảng 3-4 tiếng. Khi cây phát triển tốt có chiều cao 30 – 50 cm thì có thể mang đi trồng.
Cây bạch trạng thường được trồng với mật độ 36 cây/m2 hoặc thưa hơn 25 bụi cây/m2. Bạn cũng có thể cắt tỉa cây lá trắng với độ cao tùy thích phù hợp với cảnh quan. Bạn có thể trồng cây lá trắng với cây hồng lộc hay những cây bụi tùy theo sở thích.
Khi cây lá trắng lớn đến ngưỡng đó, chúng ta có thể cắt tỉa để tạo cảnh quan đẹp hơn. Cũng giống như những loại cây khác, để lá trắng đẹp hơn, bạn nên tiến hành cắt tỉa và chăm sóc cây. Bạn có thể cắt tỉa định kỳ từ 2 – 3 lần/năm.Cây có nhu cầu nước cao, nên tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 lấn, tuy nhiên cần lưu ý chống ngập úng cho cây.
Ngoài nguồn dinh dưỡng từ đất, cần cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài như bón phân hóa học để cây xanh tốt. Cây lá trắng hay cây bạch trạng phát triển rất nhanh, cây không ngừng phân nhánh, chính vì thế việc cắt tỉa cũng rất quan trọng, tạo dáng cho cây thêm đẹp hơn.