Công dụng Cây Nho đỏ
Chất Resveratrol, là một polyphenol có trong nho, giúp chống xảy ra hư hại thành động mạch. Ngoài ra trong nho còn có một dưỡng chất bổ khác, đó là pterostilbene. Theo các nhà nghiên cứu hợp chất này làm giảm lượng cholesterol và triglyceride bằng cách thúc đẩy các enzyme lưu chuyển lượng mỡ có trong máu.
Ngoài ra vỏ nho còn có hợp chất saponin, có tác dụng chống viêm nhiễm.
Ngoài ra nho còn có Bioflavonoid, một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C và giúp cho vitamin C duy trì mô liên kết chặt chẽ. Bioflavonoid còn có chức năng như các chất chống ôxy hóa, ngăn không cho vitamin C bị ôxy hóa và chống hiện tượng đứt mao mạch.
Như chúng ta đã biết, chất resveratrol là chất chống ôxy hóa tự nhiên, nên nó tốt cho bệnh tim, ung thư, các bệnh về máu. Và nó còn là dược phẩm chống lão hóa rất công hiệu
Nho cũng có thể làm giảm nguy cơ có hại cho thị lực (một vấn đề lớn của người già). Chính vì thế ngày nào cũng ăn nho, chúng ta có thể hạn chế hiện tượng mờ mắt khoảng 30-40%.
Đặc điểm cơ bản Cây Nho đỏ
Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
Tỉ lệ đồng đều ≥95%
Quy trình sản xuất: Nhân giống vô tính. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn không mang mầm bệnh.
Cự ly trồng: 4x4m
Chỉ tiêu khác: Dễ ra hoa, đậu trái
Đặc điểm sinh thái Cây Nho đỏ
Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới.
Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa.
Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quan trọng quyết định việc trồng nho là khí hậu, vùng trồng nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Nho đỏ
Chất Resveratrol, là một polyphenol có trong nho, giúp chống xảy ra hư hại thành động mạch. Ngoài ra trong nho còn có một dưỡng chất bổ khác, đó là pterostilbene. Theo các nhà nghiên cứu hợp chất này làm giảm lượng cholesterol và triglyceride bằng cách thúc đẩy các enzyme lưu chuyển lượng mỡ có trong máu.
Ngoài ra vỏ nho còn có hợp chất saponin, có tác dụng chống viêm nhiễm.
Ngoài ra nho còn có Bioflavonoid, một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C và giúp cho vitamin C duy trì mô liên kết chặt chẽ. Bioflavonoid còn có chức năng như các chất chống ôxy hóa, ngăn không cho vitamin C bị ôxy hóa và chống hiện tượng đứt mao mạch.
Như chúng ta đã biết, chất resveratrol là chất chống ôxy hóa tự nhiên, nên nó tốt cho bệnh tim, ung thư, các bệnh về máu. Và nó còn là dược phẩm chống lão hóa rất công hiệu
Nho cũng có thể làm giảm nguy cơ có hại cho thị lực (một vấn đề lớn của người già). Chính vì thế ngày nào cũng ăn nho, chúng ta có thể hạn chế hiện tượng mờ mắt khoảng 30-40%.