Công dụng Cây Thanh Long Ruột Trắng
Về dinh dưỡng, cứ 100 gam phần ăn được của trái thanh long cung cấp 85-87g nước, 40-60 calo năng lượng, 1,1g đạm, 0,0g chất béo, 11,2 g đường chung, 0,59g tro, nhiều vitamin A, B,C và chất khoáng .
– Thành phần chất xơ trong trái thanh long gồm loại tan được là pectin và không tan là cellulose nên rất tốt cho người béo phì vốn chiếm hơn một nửa số bệnh nhân đái tháo đường
– Thanh long ruột trắng có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho giữ gìn vóc dáng và sắc đẹp . Hàm lượng nước tới 87 %, giàu vitamin B, C giúp giữ ẩm cho làn da, làm da tươi mát, chống lão hóa .
– Ăn thanh long giúp cải thiện thị lực, trung hòa độc tố, giảm cân, giảm ho hen suyễn, ngăn ngừa táo bón, chống ung thư.
Đặc điểm cơ bản Cây Thanh Long Ruột Trắng
Ruột quả màu trắng, mùi thơm dịu, vị ngọt mát, vỏ cứng màu đỏ hồng, tai quả xanh, hạt đen nhỏ xíu như hạt mè nằm lẫn lộn trong ruột .
– Thanh long là loại cây leo, trái thanh long dài trung bình 15- 20 cm, nặng khoảng 350 g nhưng cũng có quả cho tới 1 kg .
Đặc điểm sinh thái Cây Thanh Long Ruột Trắng
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Thanh Long Ruột Trắng
Đất trồng thanh long ruột đỏ cần được bà con xử lý kỹ trước khi trồng để trừ cỏ dại và nấm bệnh. Tùy thuộc vào điều kiện mà làm đất thành mô hoặc đào hố để trồng thanh long, phải đáp ứng các yêu cầu sau: cao ráo, thoát nước tốt để không bị úng, làm thối rễ cây ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây thanh long.
Thanh long có thể trồng quanh năm, tuy nhiên bà con thường trồng vào tháng 10-11 hoặc tháng 4-5.
Vào tháng 10-11 dương lịch thì nguồn hom dồi dào do cùng thời điểm tỉa cành, cuối mùa mưa độ ẩm phù hợp, nhưng lúc này cây chưa đủ lớn để chịu được nắng hạn, do đó cần chú ý đến tưới nước và giữ ẩm trong mùa nắng.
Vào tháng 4-5 dương lịch thì thuận lợi về thời tiết – đầu mùa mưa, tuy nhiên xuống giống thời gian này phải chuẩn bị hom giống trước vì là mùa thanh long ra hoa.
CHĂM SÓC THANH LONG MÙA MƯA – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Đối với cây thanh long nếu trồng trên mô do điều kiện đất trồng thấp, mực thủy cấp cao nên rất dễ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, nhất là vào mùa mưa dễ bị ngập úng. Chính vì bộ rễ là nơi hút chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển, do vậy phải tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển, nên vùng đất thấp cần đấp mô cao để trồng.
Những vùng đất thấp phải đắp mô trồng cao 30-35cm và rộng 50-60cm