Công dụng Cây Cóc thái
Cóc là loại cây nhiệt đới rất được lứa tuổi học trò ưa chuộng. Cóc thuộc cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn, dễ gẫy…
Đặc điểm cơ bản Cây Cóc thái
Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
Tỉ lệ đồng đều cây giống : >95%
Quy trình sản xuất cây giống : Cây Cóc giống được nhân giống vô tính theo hình thức ghép cành ghép ngọn, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ.
Đặc điểm sinh thái Cây Cóc thái
– Cóc Thái cũng giống với cây cóc thường, thuộc loại cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn dễ gãy. Tuy nhiên, khác với cóc ta (cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần), cây cóc Thái tuy nhỏ, cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm. Cây trưởng thành kể từ năm thứ 3.
– Lá cóc Thái thuộc dạng lá kép, lẻ, to, dài khoảng 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi nhìn rất đẹp.
– Hoa cóc Thái mọc thành chùy to, lớn hơn lá, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị.
– Quả cóc Thái có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua và có mùi dầu thông. Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả , thòng xuống. Khi quả cóc Thái còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, quả cóc Thái có hạt lép hoặc không hạt nên càng được ưa chuộng.
– Cóc Thái dễ thích nghi với nhiều loại đất và cũng không đòi hỏi kỹ thuật quá cao như các loại ổi, mận, xoài, bưởi… Người ta có thể trồng trên đất ruộng, đất vườn có bờ bao không ngập nước hoặc trồng xen canh với các loài cây ăn trái khác mà cây vẫn phát triển tốt.
– Cóc Thái là cây thân mộc, giống ăn quả nhiệt đới, dễ trồng, tỷ lệ ra bông đậu quả cao, cho quả liên tục quanh năm, cây ít sâu bệnh. Cây cóc Thái là cây ưa nắng, có thể trồng nơi nhiều ánh sáng hay nơi có ánh nắng một phần, cây đủ ánh nắng sẽ cho quả nhiều hơn.
– Ưu điểm của cóc Thái là sau khi hái trái, cắt bỏ nhánh già là cây sẽ ra đọt mới và bông lại liên tục, cây càng già trái càng sai.
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Cóc thái
– Cây ăn quả: Cóc Thái được trồng vườn để lấy quả, cây ra hoa quanh năm và sai quả, vị lại ngon, giòn thơm nên rất được ưa chuộng. Ngoài ra, cóc Thái nhỏ cây, trái đẹp nên còn được trồng chậu làm cây cảnh trang trí,…
– Cây cóc làm kiểng và có nhiều tác dụng như lá cóc rất ít người biết đến là có thể ăn được, dùng ăn sống, hoặc nấu kèm với các loại cá làm cho món cá kho thêm hấp dẫn. Trong quả cóc có nhiều chất sắt giúp cho làn da luôn khỏe khoắn. Quả cóc còn có nhiều tác dụng như giảm cân, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, trị cảm cúm.
– Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn của dân Nam bộ, các món cuốn trứ danh sẽ không thể nổi tiếng nếu thiếu vị của lá cây này.