Công dụng Cây Na Thái
Na Thái ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
Đặc điểm cơ bản Cây Na Thái
Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
Tỉ lệ đồng đều cây giống : >95%
Đặc điểm sinh thái Cây Na Thái
Na Thái chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 – 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy Na Thái thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả Na xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng Na Thái không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Na Thái
Na thái được thu làm nhiều đợt khi quả đã mở mắt và vỏ quả đã chuyển sang màu vàng xanh. Nên tiến hành hái quả còn một đoạn cuống và đợi khoảng vài ngày khi quả đã chín mềm là ăn được.
Sau khi trồng na từ 18 tháng trở lên bạn đã có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Na chín sẽ được thu hoạch làm nhiều đợt trong năm. Khi na mở mắt quả chuyển từ xanh sẫm sang vàng xanh là bạn có thể thu hái được. Nên tiến hành thu hái khi quả to và cứng để vài ngày quả chín mềm là bạn có thể ăn được.