Công dụng Cây Phật Thủ
Phật thủ ngoài dùng vào việc thờ cúng với mong muốn đem lại sự may mắn, loại quả này còn có nhiều công dụng khác như chế biến thành những món ngon hoặc dùng vào việc chữa bệnh.
– Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau… Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.
– Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu…
– Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.
– Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
Đặc điểm cơ bản Cây Phật Thủ
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m, ra hoa kết quả quanh năm. Thân cây Phật Thủ màu nâu sẫm hoặc màu xanh lá cây ko những là bộ khung xương tạo hình đỡ tán cây mà nó còn là kênh vận chuyển nước và chất dinh dưỡng
– Cây Phật Thủ lá thường kéo dài hình bầu dục, chiều dài lá 5~10cm, đỉnh tù, răng cưa viền lá, cuống lá ngắn. Lá là nơi tổng hợp và lưu trữ chính cho các cơ quan quan trọng trong cây. Lá nhiều, sáng bóng màu xanh đậm cho kết quả cây tốt, năng suất ổn định, ngược lại lá thưa thớt, mỏng thì kết quả tạo hoa và giữ hoa là rất khó khăn.
– Cây Phật Thủ đặc tính bao gồm cả hai hoa đơn và lưỡng tính. Hoa cái thường có nụ ngắn khỏe khoắn, hoa đực thường có nụ dài trông yếu ớt hơn, hoa thường có 5 cánh màu tím hoặc màu trắng. Hoa đơn tính hoặc hoa đực thường không đỗ nhưng có thể được chọn và sấy khô để làm thuốc hoặc trà.
– Trái khi nhỏ có màu xanh đậm, trái trưởng thành màu vàng chanh. Hoa trái ra vào mùa xuân là chính vụ và trái chín vào cuối mùa hè, từ khi đậu trái đến khi chín khoảng 4~5 tháng. Ngoài ra vụ nghịch là làm cây ra hoa dịp tháng 6 hoặc tháng 7 và chín vào dịp cuối năm. Với vụ thuận mùa xuân trái thường có ngón tay dài, ngón to và thưa ngón hơn khác với vụ nghịch trái thường nhiều ngón, ngón nhỏ có hình dạng giống như một bông hoa cúc.
– Rễ bề mặt của Phật thủ rất nhiều và nó có thể tiết ra axit hòa tan các khoáng chất trong đất và việc hấp thu chất dinh dưỡng từ gốc là rất tốt.
Đặc điểm sinh thái Cây Phật Thủ
Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng Cây Phật Thủ
Cây phật thủ có xuất xứ ở vùng nhiệt đới, sinh trưởng ở nhiệt độ tương đối cao. Đặc điểm đầu tiên của Phật thủ là ưa ấm, không chịu được rét. Qua quan sát nhiều năm, khi nhiệt độ thấp dưới 3 độ C, cây sẽ bị rét hại, lá bị xoăn hoặc rụng. Ở vùng khí hậu cận nhiệt, nếu cây trồng trong chậu để ngoài trời mùa đông sẽ bị chết, vì vậy trước hoặc sau sương giáng (ngày 23 tháng 10) cần chuyển cây vào trong nhà kính, nhiệt độ trong nhà kính đảm bảo 12 độ C, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng là 25-26 độ C, nếu nhiệt độ cao đến 37 độ C thì cây ngừng sinh trưởng. Đặc điểm thứ hai là loài cây ưa khí hậu ẩm, vì vậy, cần thường xuyên phun nước lên mặt lá, vào đầu đông phun nước ấm 10 độ C. đặc điểm thứ 3 là ưa ánh nắng. Bất luận để cây trong hay ngoài nhà kính thì cũng để ở chỗ có ánh nắng, khi để cây trong nhà kính cần chú ý cần để cây ở nơi thoáng gió. Đặc điểm thứ tư là ưa đất có tính chua. Do đó, khi độ pH trong đất khoảng 5.5-7 được coi là đất có độ pH thích hợp. Đối với đất cát thì độ pH trong khoảng 7-7.2 là thích hợp. Đất cát hoặc đất sét thoát nước tốt, đều có thể trồng cây Phật thủ. Đất ở khu vực có tính kiềm tương đối cao, khi làm đất chậu cần trộn thêm với xỉ than, nếu nước tưới cũng bị nhiễm mặn, cần tưới thêm Ferruos sulfate để cải tạo độ pH trong đất chậu.